Loại hình vận tải đa phương thức ngày càng trở nên phổ biến.
Dưới  đây là các loại hình vận chuyển đa phương thức có thể kể đến hiện nay:
1. Vận tải kết hợp đường biển - đường hàng không - đường bộ

Hình thức này tận dụng sức chở lớn, chi phí vận tải thấp của vận tải biển cùng với tốc độ nhanh của đường hàng không, còn vận tải đường bộ sẽ hỗ trợ chuyển hàng đến nơi tập kết, phân phối hàng hóa. Sự kết hợp vận tải đường biển - đường hàng không - đường bộ thường được sử dụng để vận chuyển các hàng hóa và linh kiện trong ngành sản xuất ô tô, máy bay… giữa các quốc gia với nhau.
2. Vận tải kết hợp đường bộ - đường hàng không

Hình thức vận tải kết hợp này phổ biến khi cần chuyển những kiện hàng nhỏ, giá trị cao hoặc thư tín, chứng từ cần tốc độ nhanh. Lúc này, ô tô sẽ đóng vai trò gom hàng và phân phối hàng hóa ở hai đầu, còn vận tải hàng không sẽ đảm nhận khâu vận chuyển chặng chính để rút ngắn thời gian chở hàng.
3. Vận tải kết hợp đường sắt - đường bộ

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt có cước phí thấp, vận chuyển được hàng hóa với khối lượng lớn, đảm bảo an toàn cho hàng hóa vì ít bị ảnh hưởng bởi khí hậu, va chạm giao thông. Như vậy, kết hợp vận chuyển đường sắt cùng với ô tô ở 2 đầu gom hàng, phân phối sẽ mang lại hiệu quả cao cho kiện hàng có khối lượng lớn và đi xa.
4. Vận tải kết hợp cả đường sắt - đường bộ - đường biển - đường hàng không hoặc đường sắt - đường bộ - đường biển

Cách kết hợp này được áp dụng khi hàng hóa vận chuyển bằng đường biển từ nước này đến nước khác. Tuy nhiên chặng vận tải từ xưởng nhà sản xuất tới cảng biển có thể rất xa và có thể áp dụng hình thức vận tải nội địa kết hợp.
Ngày nay, nhu cầu vận chuyển đa phương thức ngày một tăng, nhất là khi vận chuyển những gói hàng nhỏ nhưng đường dài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa đủ lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phát triển một loại phương tiện vận chuyển. Cùng với đó, sự kết hợp giữa các doanh nghiệp lại vô cùng lỏng lẻo khiến cho chi phí khách hàng phải bỏ ra khá lớn so với những gói hàng có khối lượng nhỏ họ muốn chuyển đi.

Để giải quyết thực trạng trên, các đại lý vận chuyển đã ra đời, có nhiệm vụ giống như nhiều nhà bán buôn trong kênh phân phối. Công việc của họ là tập hợp một khối lượng lớn các lô hàng nhỏ từ một hoặc nhiều khách hàng khác nhau và giao tới địa điểm đã được yêu cầu. Các đại lý này cung cấp dịch vụ cho các chủ hàng trong khi sở hữu rất ít, thậm chí không có bất kỳ một phương tiện vận chuyển nào bởi vì họ hoạt động dựa trên việc liên kết các chủ vận chuyển đơn lẻ, truyền thống với nhau.
Khi mà đại lý vận tải hoạt động, chúng ta lại nhận ra một bất cập lớn lúc này, đó là chưa có một sàn giao dịch đúng nghĩa và hiện đại, khiến cho thông tin không đến được với người cần vận chuyển và người muốn vận chuyển (trong trường hợp này là đại lý vận chuyển). Vì vậy, nguồn lực bị lãng phí ở nhiều khâu: đại lý vận chuyển không tối đa được hàng hóa cho mỗi chuyến đi khiến cho khách hàng phải trả mức phí cao hơn so với dự kiến; hoặc đại lý vận chuyển khó khăn trong việc kết hợp các các phương thức vận tải với nhau.
Khó khăn trên là một trong những điều đã thôi thúc Công ty Cổ phần Viladata nghiên cứu và cho ra đời ứng dụng Tadi- cầu nối giữa bên vận chuyển và bên cung cấp vận chuyển thông qua hình thức đấu thầu. Từ đây, các đại lý sẽ đăng ký nhận bản tin về các gói thầu nhỏ nhưng đường dài, sau đó đăng thầu để tìm những nhà vận chuyển đường biển, đường sắt hoặc đường hàng không. Khi đến điểm phân phối, đại lý vận chuyển lại tách hàng nhỏ ra và đăng thầu tìm kiếm phương thức vận chuyển khác, chuyển hàng đến địa điểm khách yêu cầu.

Như vậy, có thể thấy,
Tadi tạo nên sàn giao dịch vận chuyển nhỏ nhưng đường dài khá hiệu quả. Đối với khách hàng, họ chỉ cần đăng thầu một lần như thông thường; sau đó, chờ đại lý vận chuyển vào dự thầu. Về phía đại lý vận chuyển, họ dễ dàng hơn trong việc gom hàng và kết hợp các phương thức vận chuyển từ các doanh nghiệp khác nhau.
Giờ đây, vận chuyển hàng nhỏ nhưng đường xa trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ có
Tadi!