Theo các chuyên gia và những người đầu ngành, dưới đây là 3 lý do chính:
1. Kém cạnh về quy mô

Sự chênh lệch về quy mô là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự cạnh tranh kém hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài, khi đổ bộ vào Việt Nam thường mang theo tiềm lực tài chính vững mạnh, vốn lớn, kinh nghiệm nhiều, năng lực hoạt động tốt cùng hệ thống mạng lưới rộng khắp thế giới. Quá nhiều ưu điểm như vậy cho nên các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam dễ dàng bị thu hút hơn. Điều này là dễ hiểu, bởi tư duy “to hơn thì tốt hơn” nên dù các nhà vận chuyển vừa và nhỏ trong nước có cung cấp dịch vụ với chất lượng tương đương thì họ cũng sẽ có xu hướng chọn các công ty nước ngoài nhiều hơn.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện vẫn chủ yếu đi làm thuê cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài, hoặc chỉ thực hiện một công đoạn cho các doanh nghiệp khách hàng. Do đó, giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp trong nước đem lại không lớn.

 2. Chưa có sự kết nối với khách hàng
Khách hàng cũng có xu hướng chọn nhà vận chuyển tạo cho họ một “mối dây liên kết” về tinh thần. Thế nên Marketing mới ra đời và phát triển rực rỡ như ngày hôm nay, mục đích chủ yếu là “kết thân” với khách hàng. Các doanh nghiệp logistics nước ngoài giỏi về điều này hơn chúng ta, đồng thời còn được chống lưng bởi những khoản tiền khổng lồ đều đặn rót vào các chiến dịch marketing. Chính vì vậy, họ trở nên “gần” với khách hàng hơn và dễ dàng thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ họ cung cấp.
Đặc biệt, trong trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đối tượng này càng có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp logistics nước ngoài vì tinh thần dân tộc hoặc tương đồng về văn hóa. Các doanh nghiệp logistics trong nước khó có thể chen chân vào mối quan hệ này.
3. Chưa liên kết với nhau thành một mạng lưới vững chắc

Một nguyên nhân nữa khiến các doanh nghiệp logistics Việt Nam bị mất khách hàng vào tay các doanh nghiệp logistics nước ngoài là mối liên kết giữa các doanh nghiệp. Mối liên kết này còn quá yếu và lỏng lẻo khiến khách hàng e ngại về mạng lưới hoạt động và giá thành. Theo ông Trần Huy Hiền, Tổng thư ký VLA thì nếu phong cách làm việc của các doanh nghiệp Việt Nam không được cải thiện theo hướng chuyên nghiệp hơn, và nếu cơ sở hạ tầng không được đầu tư bài bản hơn thì tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp logistics Việt Nam kết nối với khách hàng tốt hơn và liên kết chặt chẽ với nhau hơn?

Cả hai vấn đề trên đều có thể giải quyết bằng
Tadi . Tadi là một ứng dụng di động giúp kết nối những bên tham gia vào lĩnh vực vận chuyển (vận chuyển người, vận chuyển hàng và bốc dỡ hàng). Thông qua nó, nhà vận chuyển có thể kết nối với khách có nhu cầu vận chuyển, cũng như tìm kiếm sự hợp tác từ các nhà vận chuyển khác một cách dễ dàng. Tadi hoạt động dưới hình thức đấu thầu, khách hàng (bên mời thầu) sẽ đăng thầu và các doanh nghiệp logistics (bên dự thầu), thông qua đăng ký nhận bản tin hoặc tìm kiếm gói thầu, sẽ vào dự thầu. Khách hàng chấm chọn và chốt hợp đồng, mọi việc diễn ra hoàn toàn trên chiếc smartphone của bạn, vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Tadi sẽ là một kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả mà không hề tốn kém như việc đổ tiền vào quảng cáo, marketing. Tadi được kỳ vọng sẽ là giải pháp tốt nhất để khắc phục những khó khăn nêu trên của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam so với các doanh nghiệp logistics nước ngoài trên chính sân nhà,