Nỗi lòng của những người đầu ngành
Tại sao lại cần liên kết với nhau? Đó là vì hiện nay đã có hơn 1000 doanh nghiệp logistics nội địa, nhưng chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường. 75% còn lại rơi vào tay các doanh nghiệp logistics nước ngoài.
Theo ông Cao Tiến Thuận, Giám đốc Công ty TNHH MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần, thì nguyên nhân là vì các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ, nhưng lại làm đơn lẻ chứ chưa biết liên kết với nhau để cùng hỗ trợ nhau hoàn thành dự án lớn, phục vụ khách hàng lớn. Cách làm của các doanh nghiệp logistics nội địa hiện vẫn cạnh tranh nhau về giá, rất dễ làm hại nhau.
Cùng chung suy nghĩ, ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VINAFCO cho rằng: Khi làm thầu rất cần sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam, vì nếu làm đơn lẻ thì khả năng thắng thầu sẽ thấp, khi đó doanh nghiệp nước ngoài lại được hưởng lợi. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics của ta vẫn còn manh nha, tự phát nhiều chứ không bền vững. Các hiệp hội logistics cũng chưa hướng đến việc xây dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp.
Bà Bùi Mai Lan, Phó Giám đốc Công ty TNHH Con đường sáng (Bright way) cũng ủng hộ việc liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa. Theo bà, sự liên kết này sẽ rất thuận lợi và mang lại nhiều triển vọng do tương đồng về giao tiếp, văn hóa, thêm vào đó, giá thành của doanh nghiệp nội cũng tốt hơn.
Không chỉ những lãnh đạo và những doanh nghiệp đầu ngành, mà hầu hết các doanh nghiệp logistics nội địa hiện nay đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của sự liên kết, nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp bắt đầu xây dựng nó bằng những hành động cụ thể. “Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” - Chỉ một vài doanh nghiệp thì không thể đủ sức để hóa giải tình hình các doanh nghiệp nước ngoài đang dần kiểm soát thị trường logistics Việt Nam.

Những cánh én đơn độc
Có hai kiểu liên kết là liên kết theo chiều dọc và liên kết theo chiều ngang. Liên kết theo chiều dọc nghĩa là, doanh nghiệp có thế mạnh về lĩnh vực gì sẽ bổ sung cho các doanh nghiệp khác, để tạo thành một khối liên kết đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức này đã được Công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận quốc tế Interlog và Công ty Cổ phần Logistics Tín Nghĩa - ICD Biên Hòa thực hiện, và “đứa con” giữa hai doanh nghiệp logistics nội địa này là Depot Nhơn Trạch tại Đồng Nai (kho chứa container rỗng).
Còn về liên kết theo chiều ngang, phía VLA (Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam) đang xúc tiến tạo ra một số tiểu ban về các lĩnh vực liên quan đến logistics như kho bãi, vận tải… để các doanh nghiệp cùng chia sẻ thông tin, kết nối với nhau. Bên cạnh đó, VLA còn tổ chức các buổi đào tạo về pháp luật, thủ tục hải quan… cho các doanh nghiệp hội viên, giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin mới dễ dàng hơn.
Ngoài VLA còn có nhiều hiệp hội liên quan khác như: Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam (VATA), Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) và Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC). Sự ra đời của các hiệp hội này đều chung một mục đích giúp các doanh nghiệp logistics trong nước có một mái nhà chung để bày tỏ những tâm tư nguyện vọng, tìm cơ hội hợp tác, cùng thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển bền vững hơn.
THẾ NHƯNG, có vẻ tất cả những giải pháp này đều không tỏ ra hiệu quả.
Sự tham gia và kỳ vọng của Tadi
Tại sao trong thời đại online, chúng ta lại cứ có suy nghĩ phải liên kết với nhau theo kiểu offline? - Một ngày nọ, người sáng lập ra Tadi đã suy nghĩ như vậy. Và đó chính là lý do ứng dụng đấu thầu vận chuyển này ra đời.

Tadi là một ứng dụng di động, có nhiệm vụ trung gian kết nối các bên cung - cầu vận chuyển với nhau. Các dịch vụ có mặt trên Tadi hiện nay có: vận chuyển người, vận chuyển hàng và bốc dỡ hàng. Nguyên tắc hoạt động của Tadi vô cùng đơn giản: Khách có nhu cầu vận chuyển sẽ “đăng thầu” để các nhà vận chuyển vào “dự thầu”. Nhà vận chuyển tự tính toán khả năng của mình để chọn gói thầu và đề xuất mức giá tương ứng. Trường hợp gói thầu vượt quá khả năng của nhà vận chuyển, họ có thể thương lượng với khách hàng và các nhà vận chuyển khác để cùng phối hợp thực hiện gói thầu đó. Nếu các bên đều đồng ý thỏa thuận thì sẽ chốt thầu và xác nhận hợp đồng. Tất cả những bước trên đều diễn ra trên chiếc điện thoại của bạn, với sự bảo đảm tuyệt đối được cam kết từ phía Tadi.
Là người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số vào logistics,
Tadi được kỳ vọng sẽ là giải pháp hiệu quả hơn cho bài toán liên kết mà các doanh nghiệp logistics nội địa đã vướng mắc nhiều năm nay. Và những phản hồi đầu tiên vô cùng tích cực từ phía người dùng đang chứng minh rằng sự kỳ vọng đó sẽ sớm trở thành sự thật, trong một tương lai rất gần.