Câu trả lời là CÓ. Và dưới đây là những cách giúp bạn làm được điều đó.

Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu

Không chỉ nhà cung cấp có các quy mô khác nhau mà khách hàng cũng có các quy mô khác nhau. Hãy tìm đến thị trường những khách hàng nhỏ lẻ thay vì cố gắng vội tiếp cận với những khách hàng lớn. Khi khả năng của bạn chưa đủ, việc kiếm được “mối” khách lớn cũng không có tác dụng gì, vì khách lớn sẽ đòi hỏi rất cao. Nếu không “chiều” được họ, họ cũng sẽ không sử dụng lại dịch vụ của bạn nữa, và tai hại hơn, ấn tượng của họ về bạn sẽ không tốt chút nào.
Thế nhưng, vấn đề ở đây là: Bạn có thể tìm được đối tượng khách hàng này ở đâu? Thông thường, các nhà vận chuyển sẽ tìm khách hàng qua các phương pháp Marketing, sử dụng các công cụ trung gian như Facebook, Google… Tuy nhiên, giữa một cộng đồng người dùng rộng lớn, bạn phải đổ bao nhiêu tiền mới có thể tiếp cận đến đối tượng của mình?

Cách tốt nhất là hãy tham gia một cộng đồng gồm những người cho thuê xe và những người có nhu cầu thuê xe. Đó sẽ là những đối tác và khách hàng tiềm năng của bạn. Một trong những cái tên bạn có thể tham khảo là Tadi- ứng dụng di động giúp kết nối cung - cầu vận chuyển dưới dạng các gói thầu. Tại đây, các khách hàng có nhu cầu vận chuyển sẽ đăng thầu để các nhà vận chuyển vào dự thầu, sau đó khách chấm chọn và chốt thầu. Với ứng dụng này, bạn sẽ không phải lo tiếp cận sai đối tượng nữa bởi bản thân nó đã “sàng lọc” sẵn cho bạn rồi.

Tạo điều kiện cho khách hàng mục tiêu tiếp cận mình

Tiếp cận khách chưa đủ, bạn phải tạo mọi điều kiện để khách có thể tiếp cận mình khi có nhu cầu. Khi khách cần xe, họ sẽ có xu hướng chọn nhà vận chuyển gần với họ hơn. “Gần” ở đây, vừa là địa lý, vừa là… tâm lý.
Hãy tạo cảm giác gần gũi với khách bằng cách tạo cảm giác “đâu cần nhà xe có, đâu khó có nhà xe”. Sẽ rất phiền toái và dễ nhầm lẫn nếu khách cứ phải tìm bạn trên google, rồi gọi điện hay chat qua chat lại nhiều lần để hỏi đơn hàng, giá cả, thông tin giao nhận… Trong khi đó, các app (ứng dụng di động) như
Tadi có thể dễ dàng giải quyết điều này nhờ khả năng tự động lưu thông tin đơn hàng, khả năng theo dõi đơn hàng 24/7 cùng sự kết nối mạnh mẽ giữa khách hàng và nhà vận chuyển. Sự minh bạch dưới sự giám sát của bên thứ ba và giao dịch dễ dàng qua các cổng thanh toán cũng là lợi thế để khách hàng đổ vào những app này thay vì “phiêu dạt” trên google và giao dịch trực tiếp với nhà xe.

Tăng ưu thế về tốc độ và thái độ

Bạn đã đọc nhiều sách kinh doanh viết rằng độc - lạ - đi đầu sẽ dẫn đến thành công. Thế nhưng, trong ngành vận tải, những lý thuyết này là vô nghĩa. Dịch vụ của bạn sẽ luôn luôn ở mức độ tương đương với đối thủ và gần như chẳng có gì khác biệt. Vì vậy, chiến lược ở đây là: Hãy cố gắng nắm bắt tâm lý khách hàng và “chiều chuộng” họ cho thật tốt.

Khách hàng hiện đại không chỉ muốn sản phẩm dịch vụ họ mua có chất lượng tốt, giá cả phải chăng mà còn được phục vụ nhanh chóng. Hiểu được điều này, Tadi đã cho ra mắt tính năng “Bản tin 100 đồng” vô cùng hữu dụng. Theo đó, sau khi đăng ký nhận bản tin, mỗi khi có người đăng thầu, nhà vận chuyển sẽ nhận được 1 thông báo về máy; giúp nhà vận chuyển có thể vào dự thầu sớm nhất có thể, tăng khả năng cạnh tranh của nhà vận chuyển so với các đối thủ của mình.
Ngoài ra, thái độ của nhà vận chuyển với khách cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc khách có “chốt đơn” hay không. Hãy chú ý đến cả trải nghiệm online lẫn offline của khách - Luôn phải tạo cho khách cảm giác chuyên nghiệp, được quan tâm và tôn trọng. Thứ nhất, nó sẽ tạo niềm tin cho khách; và thứ hai, nó tạo ấn tượng tốt để mỗi khi cần đến dịch vụ, khách lại nhớ tới nhà vận chuyển, thậm chí còn giới thiệu cho người khác cùng sử dụng. Lợi thế cạnh tranh của nhà vận chuyển là đây chứ đâu!