Không khó gì bắt gặp hình ảnh các chàng trai khỏe mạnh, đen nhẻm... vác trên vai những thùng hàng lớn nhỏ tại các khu chợ, bến tàu xe, sân bay ở Hà Nội. Công việc này khá nặng nhọc nhưng hầu hết họ có mức thu nhập hàng tháng tương đối thấp. Để có được dăm ba triệu đồng gửi về quê mỗi tháng, họ vừa phải lao động vất vả, vừa phải chắt chiu từng đồng, sống chui rúc ở khu nhà trọ ổ chuột; ăn uống tằn tiện… Vậy nguyên nhân là do đâu?

Người bốc vác sống tạm bợ trong những khu nhà trọ ổ chuột.
“Thỏa thuận bằng miệng” là mối liên hệ duy nhất

Anh Lê Văn Ngoan - “lão làng” trong nghề bốc vác khu vực chợ Đồng Xuân, chia sẻ: “Nghề bốc vác vất vả lắm; công việc lại không giới hạn thời gian, bất kể khi nào chủ hàng cần, gọi là có mặt. Trong người không khỏe cũng không dám nghỉ dài, một ngày nghỉ là mất thu nhập hàng trăm nghìn đồng, hôm sau phải còng lưng làm bù lại còn mệt hơn.”
Anh còn kể thêm: “Đáng nhẽ ra thu nhập của tôi cũng được vài trăm ngàn một ngày, nhưng nhiều khi đen đủi bị chủ không có lương tâm quỵt mất. Người ta chê mình ít học, không có hợp đồng gì hết, mọi thỏa thuận bằng miệng thôi. Làm xong người ta không trả công thì cũng đành chịu chứ chẳng biết kêu ai.”
Quả thực, nhiều anh em bốc vác cũng từng ấm ức vì thỉnh thoảng bị quỵt mất tiền công cả ngày. Thậm chí, nếu làm căng người ta còn thuê xã hội đen đánh cho nên chẳng dám đòi ai. Hơn nữa, công việc không đều đặn cũng là một nguyên nhân khiến lương tháng của những lao động bốc vác hết sức bấp bênh.
Không phải ngày nào cũng có việc

Cũng là một người bốc vác lâu năm trong khu vực chợ Đồng Xuân, anh Đỗ Bằng cho biết: “Mấy tháng nay mình không có tiền gửi về cho con. Cũng buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao. Việc không đều, mấy ngày mới có người thuê, tiền nuôi thân mình còn không đủ thì…”
Anh Bằng nghỉ ở nhà vì mấy ngày nay không có ai thuê anh bốc vác.

Không chỉ có anh Bằng và anh Ngoan mà rất nhiều anh em trong nghề bốc vác đều có thể rơi vào tình trạng khốn đốn bất kỳ khi nào.
Không giống với những trường hợp trên, anh Bền cùng anh em trong nhóm bốc vác của mình gần đây lại có công việc ổn định hơn nhiều. Anh nói: “Nhờ sử dụng ứng dụng
Tadi , nhóm của mình có công việc khá đều, lại chẳng lo ai quỵt tiền nữa vì người ta có cả hợp đồng online cho mình. Cũng hiện đại lắm.”
(Xem đầy đủ câu chuyện của anh Bền tại bài Bốc vác thời...
Tadi )
Tadi thấu hiểu nỗi lòng người bốc vác

Thấu hiểu những khó khăn mà dân bốc vác phải trải qua, ứng dụng di động
Tadi đã ra đời như cầu nối trung gian giữa người cần thuê nhân công bốc vác - người bốc vác, phần nào khắc phục những yếu điểm còn tồn tại trong ngành này.
Quy trình hoạt động ứng dụng này khá đơn giản, bên muốn thuê bốc vác sẽ đăng thầu trên
Tadi . Sau đó, người bốc vác vào dự thầu. Nếu trúng thầu, 2 bên được đảm bảo quyền lợi bằng hợp đồng online. Như vậy, người bốc vác sẽ nhận được mức tiền công như đã thỏa thuận. Nếu bên đăng thầu phá vỡ hợp đồng, họ phải bồi thường cho người lao động và toàn bộ quá trình này sẽ được Tadi giám sát.
Thêm nữa, khi người bốc vác đăng ký nhận bản tin về các gói thầu, họ sẽ không cần trăn trở vì thiếu việc mỗi ngày. Bởi vì,
Tadi đã xây dựng một cộng đồng rộng lớn những người hoạt động trong lĩnh vực vận tải với nhu cầu bốc dỡ hàng chưa bao giờ hạ nhiệt. Vậy nên, người lao động chỉ cần chờ Tadi báo gói thầu, tham dự thầu, trúng thầu, bốc hàng và nhận tiền thôi.
Giờ đây, người lao động chỉ việc yên tâm bốc dỡ hàng; mọi việc còn lại đã có
Tadi lo giúp!